Nguồn gốc Pháp_Luân_Công

Pháp Luân Công thường được biết đến nhiều nhất qua phong trào khí công ở Trung Quốc. Khí công là một thuật ngữ hiện đại đề cập đến một loạt các phương pháp liên quan đến vận động chậm, thiền, và thở có kiểm soát. Các bài tập theo kiểu khí công trong lịch sử đã được các nhà sư Phật giáo, các võ sĩ Đạo giáo, và các học giả Nho giáo tập luyện từ xa xưa như là một phương thức cải biến tinh thần, đạo đức, và thể chất.[12]

Phong trào khí công hiện đại xuất hiện vào đầu những năm 1950, khi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc coi các kỹ thuật này là một cách để cải thiện sức khỏe. Thuật ngữ mới này được dựng lên để tránh liên đới với các môn tu luyện tôn giáo, vốn dễ bị gắn nhãn là "mê tín dị đoan" và bị đàn áp trong thời kỳ chủ nghĩa Mao [12][13]. Những người sớm chấp nhận khí công đều tránh các ngụ ý về tôn giáo của nó và xem khí công chủ yếu như là một nhánh của y học Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra sự tồn tại vật chất của năng lượng khí mà khí công tìm cách khai thác.[14] Trong giai đoạn thời kỳ hậu Mao-ít thiếu thốn tâm linh, hàng chục triệu người dân thành thị và người cao tuổi Trung Quốc đã tham gia luyện tập khí công,[15][16][17] và hàng loạt các thầy khí công có uy tín đã mở văn phòng hành nghề. Từng có thời điểm, hơn 2.000 môn khí công đã được giảng dạy.[18] Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công (CQRS), một cơ quan được quản lý bởi nhà nước Trung Quốc, đã được thành lập vào năm 1985 để giám sát và quản lý phong trào này.[19].

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, người sáng lập Pháp Luân Công - Lý Hồng Chí - đã tổ chức buổi hội thảo đầu tiên giới thiệu trước công chúng về Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân ở vùng đông bắc của Trung Quốc. Theo tiểu sử về hành trình chứng ngộ tâm linh của ông, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm đại sư Toàn Giác (Quan Jue), truyền nhân đời thứ 10 của một môn Đại Pháp của Phật Gia, và một vị sư phụ trong môn Đại Đạo với Đạo danh là Chân Đạo từ dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Công được cho là kết quả qua sự sắp xếp và ghi chép lại những bài học mà ông đã được truyền thụ.[20]

Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Công thuộc về "truyền thống tu luyện đã tồn tại từ hàng trăm năm nay",[21] và qua đó ông muốn khôi phục lại các yếu tố tôn giáo và tâm linh trong sự tập luyện khí công vốn bị loại bỏ trong thời kỳ Cộng sản trước đó. David Palmer viết rằng Lý đã "định nghĩa lại phương pháp của ông có mục đích hoàn toàn khác với khí công: mục đích tập luyện không phải để đạt được sức khỏe thể chất hay phát triển công năng, mà là để thanh tẩy tâm của con người và đạt đến sự giải thoát/cứu độ".[12]

Pháp Luân Công khác biệt với các trường phái khí công khác ở chỗ các bài giảng của môn tu luyện này bao gồm một loạt các chủ đề tâm linh và siêu hình, nhấn mạnh về các giá trị đạo đức và đức hạnh và trình bày chi tiết về một vũ trụ luận hoàn chỉnh.[22] Môn tu luyện này là thuộc về Phật gia (Fojia) nhưng cũng có sử dụng các khái niệm và ngôn ngữ có trong Đạo giáo và Khổng giáo[19]. Điều này đã khiến một số học giả coi Pháp Luân Công như là một loại đức tin kết hợp giữa các trường phái.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp_Luân_Công http://www.theage.com.au/news/world/falun-gong-org... http://www.nla.gov.au/grants/haroldwhite/papers/bp... http://www.abc.net.au/radionational/programs/backg... http://english.people.com.cn/special/fagong/199907... http://english.peopledaily.com.cn/english/199908/0... http://www.amazon.com/Bloody-Harvest-Organ-Harvest... http://www.amazon.com/Wild-Grass-Portraits-Change-... http://www.bangkokpost.com/archive/court-allows-fa... http://www.bangkokpost.com/print/649068/ http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/04/1404...